Từ năm 2020 đến cuối năm 2021, ngành du lịch Việt Nam rơi vào suy thoái bởi đại dịch Corona-19. Trong khoảng thời gian này, chính phủ đã ban hành các luật nhập cảnh khắt khe để ngăn ngừa bệnh dịch ...
http://chineseinput.net/에서 pinyin(병음)방식으로 중국어를 변환할 수 있습니다.
변환된 중국어를 복사하여 사용하시면 됩니다.
https://www.riss.kr/link?id=T17189783
경산 : 영남대학교 대학원, 2025
학위논문(석사) -- 영남대학교 대학원 , 외국어로서의한국어교육학과 , 2025. 2
2025
한국어
050 판사항(6)
경상북도
A Study on the Design of Korean Language Education Contents for Vietnamese Tourism Workers
ⅴ, 138 p. : 표 ; 26 cm
영남대학교 논문은 저작권에 의해 보호받습니다.
지도교수:서희정
I804:47017-200000868940
0
상세조회0
다운로드다국어 초록 (Multilingual Abstract)
Từ năm 2020 đến cuối năm 2021, ngành du lịch Việt Nam rơi vào suy thoái bởi đại dịch Corona-19. Trong khoảng thời gian này, chính phủ đã ban hành các luật nhập cảnh khắt khe để ngăn ngừa bệnh dịch ...
Từ năm 2020 đến cuối năm 2021, ngành du lịch Việt Nam rơi vào suy thoái bởi đại dịch Corona-19. Trong khoảng thời gian này, chính phủ đã ban hành các luật nhập cảnh khắt khe để ngăn ngừa bệnh dịch nên các du khách nước ngoài không thể nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích du lịch. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch Corona-19 được kiểm soát hoàn toàn vào năm 2022 thì ngành du lịch Việt Nam đang chứng kiến sự hồi phục mạnh mẽ và đón nhận lượng lớn khách du lịch nước ngoài. Trong số các khách du lịch đến Việt Nam vào năm 2022 và 2023 thì thị trường Hàn Quốc đến nhiều nhất và đã vượt qua số lượng khách du lịch thị trường Trung Quốc, quốc gia mà luôn chiếm vị trí số 1 trong suốt nhiều năm liền. Trong tương lai số lượng khách du lịch của thị trường Hàn Quốc sẽ ngày càng tăng cao do các chính sách thúc đẩy du lịch và hợp tác song phương của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. Qua đây chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch có thể sử dụng tiếng Hàn để có thể cung cấp các dịch vụ tốt cho khách du lịch Hàn Quốc ngày càng tăng cao và việc giáo dục tiếng Hàn du lịch một cách hệ thống cho các nhân viên ngành du lịch là điều cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc giáo dục tiếng Hàn cho nhân viên ngành du lịch Việt Nam nên nghiên cứu này đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu về các chủ đề liên quan đến giáo dục tiếng Hàn du lịch để có thể cải thiện khả năng sử dụng tiếng Hàn của các nhân viên du lịch tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất những phương án thiết kế nội dung giáo dục liên quan đến tiếng Hàn du lịch cho người lao động ngành du lịch tại Việt Nam. Để đạt được mục đích này, bài viết đã xem xét thực trạng giáo dục tiếng Hàn du lịch tại Việt Nam thông qua việc phân tích các môn học liên quan đến tiếng Hàn du lịch được tổ chức tại các trường đại học. Và đã thực hiện khảo sát với 68 nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch để có thể nắm bắt được đặc điểm và nhu cầu học tiếng Hàn của họ.
Nghiên cứu này được cấu trúc theo 6 chương. Trong chương 1, người viết làm sáng tỏ mục đích và tính cấp thiết của nghiên cứu và tiến hành khảo sát các luận văn đi trước. Bên cạnh đó, cũng đề cập rõ ràng nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
Trong chương 2, luận văn đã tiến hành xem xét các cơ sở lý thuyết liên quan đến giáo dục tiếng Hàn du lịch. Sau khi xem xét các lý thuyết, thì biết rằng tiếng Hàn du lịch là tiếng Hàn dành cho mục đích nghề nghiệp. Và các nội dung liên quan đến giáo dục tiếng Hàn du lịch không chỉ cung cấp đầy đủ các kiến thức về mặt ngôn ngữ mà còn phải cung cấp các kiến thức liên quan đến các nghiệp vụ du lịch.
Trong chương 3, nghiên cứu này tiến hành phân tính hiện trạng giáo dục tiếng Hàn du lịch được tổ chức dạy tại các trường đại học để nắm bắt những điểm mạnh và điểm yếu của các lớp học tiếng Hàn du lịch. Dựa vào kết quả phân tích, hiện tại trong số 46 trường có khoa tiếng Hàn thì có 18 trường mở những môn học liên quan đến tiếng Hàn du lịch. Vào năm 2017, chỉ có 4 trường đại học tổ chức dạy các môn liên quan tới tiếng Hàn du lịch nhưng vào năm 2024 thì con số này tăng lên đến 18 trường. Điều này cho thấy là các trường đại học khá quan tâm đến việc đào tạo và bồi dưỡng những đội ngũ mà có thể phục vụ trong ngành du lịch trong tương lai.
Tuy nhiên, nội dung của các lớp học tiếng Hàn du lịch chưa thật sự đa dạng bởi vì chỉ tập trung vào việc đạo tạo tiếng Hàn liên quan đến các nghiệp vụ của hướng dẫn viên mà không giáo dục mở rộng về nghiệp vụ của các nhân viên khác thuộc ngành du lịch như nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, ... Thông qua đây ta thấy rằng, chương trình giáo dục tiếng Hàn du lịch tại Việt Nam chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập cho các nhân viên ngành du lịch. Chính vì vậy, việc nghiên cứu nội dung giáo dục đa dạng, phù hợp cho từng nhóm đối tượng là điều hết sức quan trọng.
Trong chương 4, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát để thu thập và nắm bắt nhu cầu học tiếng Hàn cũng như đặc điểm của những người làm trong ngành du lịch. Khảo sát được tiến hành trên 68 nhân viên ngành du lịch Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy hầu hết mọi người đều có nhu cầu học tiếng Hàn du lịch. Và những người đang làm việc bằng tiếng Hàn trong ngành du lịch sở hữu năng lực tiếng Hàn trung cấp và cao cấp. Dù sở hữu năng lực cao nhưng họ vẫn gặp một vài khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ du lịch đến các du khách Hàn Quốc bởi các yếu tố liên quan đến năng lực ngôn ngữ như là nghe, nói, phát âm và các yếu tố liên quan đến sự khác biệt về mặt văn hóa giữa hai nước.
Trong chương 5, dựa vào kết quả phân tích chỉ ra ở chương 3 và 4, nghiên cứu này đã nắm bắt được thực trạng đào tạo tiếng Hàn du lịch tại Việt Nam cũng như nhu cầu, đặc điểm của những nhân viên du lịch Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này đã thiết kế nội dung giáo dục liên quan đến tiếng Hàn du lịch một cách chi tiết, phản ánh được các đặc điểm và nhu cầu học tập của người làm trong ngành du lịch.
Trong chương 6, nghiên cứu này tóm tắt lại những nội dung đã được làm sáng tỏ ở các chương trước. Đồng thời đề cập đến những hạn chế của nghiên cứu này và đưa ra phương hướng nghiên cứu sau này để giải quyết những vấn đề này trong tương lai.
다국어 초록 (Multilingual Abstract)
From 2020 to the end of 2021, the Vietnamese tourism industry fell into recession due to the Corona-19 pandemic. During this period, the government enacted strict entry laws to prevent the spread of the disease, so foreign tourists could not enter Vie...
From 2020 to the end of 2021, the Vietnamese tourism industry fell into recession due to the Corona-19 pandemic. During this period, the government enacted strict entry laws to prevent the spread of the disease, so foreign tourists could not enter Vietnam. However, since the Corona-19 pandemic was completely controlled in 2022, the Vietnamese tourism industry is witnessing a strong recovery and has welcomed a large number of foreign tourists. Among the tourists who visited Vietnam in 2022 and 2023, the Korean market had the most visitors, surpassing the number of tourists from the Chinese market, a country that has been in the number one position for many consecutive years. In the future, the number of tourists from the Korean market is expected to continue to increase due to the tourism promotion policies and bilateral cooperation between Vietnam and South Korea. From here, we can see that the demand for tourism human resources capable of using the Korean language to provide good services to Korean tourists is increasingly high, and educating tourism Korean systematically to tourism industry employees is necessary.
Recognizing the critical importance of Korean language education for workers in Vietnam’s tourism industry, this study investigates Korean language education and training in the tourism sector, with the aim of improving the current situation of such programs in Vietnam. The purpose of this study is to propose content design options related to Korean language education for Vietnamese tourism workers.
This thesis is structured as follows: Chapter 1 clarifies the purpose and necessity of the research and summarizes previous studies. Additionally, it clearly discusses the research content, research methods, and the sequence of the research.
Chapter 2 reviews the literature relevant to Korean language education for tourism. Based on theoretical foundations, Korean for tourism purposes is categorized under Korean for occupational purposes, which is the process of teaching Korean to enable learners to effectively perform tasks within the tourism sector. The educational content for tourism Korean language training must provide comprehensive knowledge, in terms of both linguistic proficiency and domain-specific knowledge in tourism.
Chapter 3 conducts an analysis of the current state of Korean language education for tourism organized at universities to identify the strengths and weaknesses of these classes. The analysis shows that out of 46 universities with a Korean department, 18 offer courses related to Korean for tourism. In 2017, only 4 universities offered such courses, but by 2024, this number increased to 18. This indicates that universities are significantly interested in training and developing students to work effectively in the tourism industry in the future.
However, the content of Korean language classes for tourism is not diverse, because the curriculum primarily focuses on training for tour guide-related tasks while neglecting other essential jobs in the tourism industry, such as hotel staff, restaurant employees, etc. This limitation highlights that current Korean language education programs for tourism in Vietnam have not yet fully address the learning needs of employees in the sector. Therefore, conducting research to develop educational content that aligns with the needs and characteristics of tourism industry employees is necessary.
Chapter 4 conducts a survey to collect and understand the needs and characteristics of those working in the tourism industry. The survey included 68 participants, all of whom are employees in the tourism sector. The results show that nearly all respondents has a need to learn Korean for tourism. While those currently working in Korean-related roles within the tourism industry possess intermediate to advanced Korean language skills, they continue to encounter difficulties in providing tourism services to South Korean customers. These challenges primarily stem from language incompetencies related to listening, speaking skills, pronunciation, and from cultural differences between Vietnam and Korea.
Chapter 5 focuses on the design of tailored educational content for Korean language training, reflecting the characteristics and learning needs of individuals working in the tourism industry. The design is based on the analysis of the current state of Korean language training for tourism in Vietnam (Chapter 3) and the needs and characteristics of Vietnamese tourism workers (Chapter 4).
In conclusion, after proposing consequences and abridgment in this research article based on these foundations as well as actual education status and survey results, we would like to present the future challenges through the performance and limitations of this study.
목차 (Table of Contents)